Văn tự của người Việt 越南人的文字 Vietnamese characters 𡦂曰𧵑倘 越南

1. Sơ lược về văn tự
Văn tự là ký hiệu ghi chép lại tiếng nói. Cách đây khoảng 100.000 năm, khi cấu tạo cơ thể con người đã cho phép có tiếng nói, thì đến thời đồ đá mới  (từ 10.200 cho đến giữa khoảng 4500 và 2000) con người mới biết vạch vọ các kí hiệu, biểu tượng.
Văn minh Lưỡng Hà (bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN), hay văn minh Ai Cập (bắt đầu với những bộ lạc mới có văn hóa từ 5500 năm TCN ) mới bắt đầu có những hình thái chữ viết sơ khai vào khoảng 3100 năm TCN).
Chữ Hán mới ra đời vào khoảng nhà Thương (tk17-11 TCN), những ký hiệu trên mai rùa có lịch sử đến tận 6000 năm trước, nhưng đủ để được công nhận là chữ viết thì có lẽ là phải đến 1800, 1600 hay 1200 năm TCN.
Đó là những thứ văn tự sớm nhất của con người.


2. Việt Nam từ thủa bình minh con người và thời Bắc thuộc đô hộ

Con người cổ đại ở Việt Nam có từ khi nào? Mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam là cách đây 80 vạn năm, người ta phát hiện di chỉ người từ thời đồ đá cũ (cách đây 3,3 triệu đến 11650 năm) ở Tây Nguyên.
Người ta truyền nhau nói Việt Nam có nhà nước từ năm 2879 TCN, nhưng bằng chứng lịch sử cho thấy nhà nước Văn Lang mới có từ Tk thứ 7 TCN, khoảng thời Chu Trang Vương nhà Chu. Đến 257 TCN, Âu Việt thắng Lạc Việt, nhà nước Văn Lang bị thôn tính và sát nhập thành nhà nước Âu Lạc.
Trong suốt tiến trình lịch sử, phương Bắc luôn có dã tâm thôn tính Việt Nam. Từ thời Xuân Thu (771-476 TCN) Chiến Quốc (Tk V-211TCN), nước Sở nằm đã có chủ trương "bính Bách Việt". Bách Việt ở đây chỉ khu vực phía Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam ngày nay có những bộ tộc cổ chưa bị Hán hóa.
Đến đời Tần, sau khi thống nhất 6 nước Sơn Đông (211 TCN) Tần Thủy Hoàng tiếp tục đánh xuống phía Nam (218-208 TCN) tuy thắng được ở một số khu vực, nhưng khi tiến sâu xuống khu vực Bắc Việt Nam (nũi Ngũ Lĩnh đổ xuống) đã vấp phải sự kháng cự chống trả quyết liệt của người Việt bản địa và phải bãi binh. Đến 206 TCN nhà Tần bị diệt.
Triệu Đà (257?/235?-137 TCN), là tướng nhà Tần được giao chinh phạt miền Nam, đã thôn tính được Âu Lạc (208 hoặc 179 TCN). Khi ấy nhà Tần đã bị diệt, Triệu Đà tự lập nhà nước Nam Việt, đến 137 TCN, lại quy phục nhà Hán. Trước đây vấn có ý kiến coi Triệu Đà là vua của người Việt.
Thời Hán (206-220)
Thời Tam Quốc(220-280) thuộc Đông Ngô cai trị (220 lập Tào Ngụy, 221 Lập Thục Hán, 229 lập Đông Ngô; 263 Thục Hán mất, 265 Tây Tấn Tư Mã diệt Ngụy, 280 Tấn diệt Đông Ngô thống nhất Tam Quốc).
Thời Tây Tấn (265-316) đến Đông Tấn (317-420) giai đoạn miền Bắc Trung Quốc  chia năm xẻ bẩy, nhà Tấn dời đô xuống phía Nam, và bị Lưu Dụ diệt lập nước Lưu Tống năm 420.
Thời Nam Bắc Triều (420-589), (Bắc có Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu; Nam có Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần.) Nước ta chịu đô Hộ của Tề, rồi Lương.
Nhà Tùy (581-619) (581, Tùy Văn Đế Dương Kiên thế Bắc Chu, lập nhà tùy, 587 diệt được Lương, 598 diệt được Trần, chấm dứt thời Nam Bắc triều), nhà Đường (619-907).
Những năm 905 khi nhà Đường suy yếu, họ Khúc đã giành quyền tự chủ. Nhà Đường bị diệt thay bằng Hậu Lương (907-923) ở trung nguyên trong khi Trung Quốc lại loạn Ngũ Đại Thập Quốc. Trong đó có họ Lưu lập nước Nam Hán ở Quảng Châu năm 917. Họ Khúc kết thân với Hậu Lương mà gây hấn với Nam Hán. Nam Hán đánh bại họ Khúc (khoảng 923-930) tiếp tục đô hộ.
Dương Đình Nghệ (tướng cũ Khúc Hạo) chống lại Nam Hán, 931 khởi binh từ Ai Châu đánh ra Đại La,  tiếp tục nắm quyền tự chủ. 937 tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn làm phản, giết Dương. Cỏn rể Dương là Ngô Quyền kéo quân diệt Kiều Công Tiễn. 938 quân Nam Hán kéo sang bị Ngô Quyền đánh bại, Ngô Quyền xưng vương, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra giai đoạn độc lập.

3. Văn tự

Chữ khoa đẩu trên trống đồng
Chữ Khoa đẩu: Có phát hiện và nghiên cứu cho thấy từ thủa sơ khai dựng nước, người Việt đã có văn tự riêng, gọi là chữ "khoa đẩu" (nòng nọc), dấu vết có thể thấy trên một số trống đồng. Chữ khoa đẩu được mô tả là loại văn tự ghi chép theo phát âm.
Sau khi Việt Nam bị phương Bắc thôn tính, cùng với chính sách cai trị đồng hóa, xóa bỏ văn hiến bản địa, chữ khoa đẩu của người Việt bị mai một. 
Tên gọi, sự hiện diện, phạm vi phổ biến hay các văn bản dùng loại chữ cổ này được để cập mỗi nơi mỗi khác. Nhiều người vì niềm tự tôn dân tộc thái quá, đã khuếch trương cường điệu thái quá về văn minh người Việt cổ trong đó có văn tự khoa đẩu, nhất là trong tương quan với Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả năng thời buổi sơ khai, các hình thái chữ viết còn tùy tiện, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi bộ lạc lại có sai khác không thống nhất.


Kết quả hình ảnh cho nam quốc sơn hà
"Nam quốc sơn hà" chữ Hán
Chữ Hán漢字: Có ý kiến cho rằng chữ Hán du nhập vào nước ta rất sớm, từ thiên niên kỷ thứ nhất TCN khi mà chính chữ Hán cũng mới được hình thành ở Trung Quốc bằng con đường giao lưu tự nhiên, với những hình thái sơ khai.
Đến giai đoạn Bắc thuộc, phương Bắc có chính sách cai trị hà khắc, đồng hóa dân tộc, xóa bỏ văn hiến bản địa, chữ Hán được đưa vào Việt Nam. Người Việt buộc phải chấp nhận thứ ngôn ngữ ấy song song với tiếng Việt, đồng thời có cải tạo, tiếp thu. Sang thời kỳ độc lập, chữ Hán về mặt văn tự vẫn là chính thức, dùng trong quản lí hành chính.

Kết quả hình ảnh cho truyện kiểu chữ nôm cổ
"Đoạn Trường Tân Thanh" chữ Nôm
Chữ Nôm 字喃: Chữ Nôm là văn tự được xây dựng trên nền tảng chữ Hán dùng ghi chép tiếng Việt. Giai đoạn đầu dùng ghi những địa danh, tên, khái niệm không có trong Hán văn. Dần dà, chữ Nôm tự tạo trở lên phong phú, thời Lý (1009-1225), Trần (1226-1400) đã đi đến hoàn thiện. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. 
Để trả lời câu hỏi chữ Nôm có từ khi nào rất khó, sự tiếp thu chữ Hán, Việt hóa từ Hán Việt, phiên âm Hán Việt và sáng tạo chữ Nôm là một quá trình từ từ, liên tục. Nhiều người chọn mốc thế kỷ X vì lẽ thời Đường đẩy mạnh việc học chữ Hán ở An Nam, sinh ra một thế hệ từ Hán Việt mới theo tiếng Hán đương thời so với thế hệ từ Hán Việt cũ, bắt nguồn từ cách đọc tiếng Hán cổ trước thời đường đã hòa quyện vào tiếng Việt và có diện mạo khó nhận ra là có gốc gác Hán. Sau khi giành được độc lập, người Việt có quyền tự chủ hơn về mặt ngôn ngữ, dù chữ Hán đã bám rễ không thể thay thế. Dẫn đến một sự sáng tạo mạnh mẽ, đầy đủ và hoàn thiện.

Kết quả hình ảnh cho bản thảo tuyên ngôn độc lập
Bản thảo Tuyên Ngôn Độc Lập 1945
Chữ Quốc Ngữ latin: Đầu thế kỷ XVII đã có một số nhà truyền giáo châu Âu đến Việt Nam, họ dùng chữ Latin ghi chép phiên âm của tiếng Việt, dần dà chữ Quốc ngữ được hình thành như vậy. Nhưng có đóng góp lớn cho việc hình thành chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes (1591-1660). Sau khi lần lượt các xứ Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, từ cuối thế XIX trở đi, người Pháp đã có nhiều chính sách phổ biến chữ Quốc ngữ. Đến năm 1945, nước nhà giành được độc lập đã quyết định lấy chữ quốc ngữ làm văn tự chính thức. Trải qua nhiều sửa đổi, chuẩn hóa mà có diện mạo như ngày nay.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến