Nói biết chữ Hán là một vấn đề tương đối, do có nhiều chữ chỉ nhớ mặt, gặp là nhớ mà bảo viết ra thì không viết được. Nhìn chung thì nhờ vào chữ giản thể mà bước đầu học chữ Hán bớt vất vả, dễ ghi nhớ, nhưng sau này đọc các tài liệu cũ, làm việc với người Đài Loan, Hồng Kong, lại dần dà phải học thêm chữ phồn thể, đâm ra thử thách coi như nhân 2.
Cấp |
Từ vựng |
Số chữ Hán |
||||
HSK 6 cấp |
HSK 9 cấp |
TOCFL |
HSK 6 cấp |
HSK 9 cấp |
TOCFL |
|
1 |
150 |
500 |
502 |
174 |
300 |
488 |
2 |
300 |
1272 |
999 |
347 |
600 |
786 |
3 |
600 |
2245 |
2482 |
617 |
900 |
1304 |
4 |
1200 |
3245 |
4960 |
1064 |
1200 |
1937 |
5 |
2500 |
4316 |
7945 |
1685 |
1500 |
2555 |
6 |
5000 |
5456 |
Trên 7945 |
2663 |
1800 |
Trên 2555 |
7-9 |
- |
11092 |
- |
- |
3000 |
- |
Cấp độ |
Phân cấp |
Số chữ Hán |
Số chữ Hán viết tay |
Từ vựng |
|
Sơ cấp |
Cấp 1 |
300 |
300 |
500 |
|
Cấp 2 |
300 |
772 |
|
||
Cấp 3 |
300 |
973 |
|
||
Trung cấp |
Cấp 4 |
300 |
400 |
1000 |
|
Cấp 5 |
300 |
1071 |
|
||
Cấp 6 |
300 |
1140 |
|
||
Cao cấp |
Cấp 7 – cấp 9 |
1200 |
500 |
5636 |
|
Mới đây có thông tin về việc đổi sang kỳ thi HSK 9 cấp, yêu cầu tổng số khoảng 3000 chữ Hán, phục vụ bài viết thì cần đến 1200 chữ.
Việc nhớ mặt chữ hẳn là thử thách khó khăn nhất trong các kỹ năng tiếng Trung. Phương pháp đa số mọi người áp dụng là liên tưởng đến những câu chuyện, sự tượng hình, chỉ sự, hội ý ở trong mỗi con chữ. Tuy nhiên tôi thấy nhiều người lạm dụng quá, gò ép, làm méo mó lệch lạc nguồn gốc đích thực của chữ. Lợi được ghi nhớ ít nhiều thì hại vô cùng về nhận thức. Thôi thì mỗi người mỗi quan điểm, nếu họ thấy ổn thì cứ áp dụng còn tôi thì tôi cố tránh. Tôi thường lên mạng tra từ những nguồn uy tín hơn, sẽ rõ hơn về từ nguyên hoặc những câu chuyện điển trương xác đáng.
Nếu phân tích vốn chữ Hán mà một người có, kể cả chữ đọc thông viết thạo, chữ nhận được mặt nhưng không viết được, chữ chỉ biết chữ không biết đọc, chữ chỉ mang máng,...... nói chung là tất tần tật các thể loại thì tôi áng chừng:
+ 10% là những chữ quá đơn giản, căn bản không bao giờ quên được (đối với tất cả mọi người), chẳng hạn như 人田日一二 thì quá đơn giản rồi, nhìn là nhớ, thậm chí những người chẳng học hành gì cũng biết, tiếp theo mấy chữ kiểu như 我你书狗 thì phức tạp hơn nhưng là vốn chữ căn bản quen thuộc rồi.
+ 5% là số chữ có gắn bó hoặc dấu ấn riêng với tôi nên ghi nhớ được và khó quên. Chẳng hạn tôi họ Bùi thì tôi nhớ rất khó quên chữ này nhưng tôi khó nhớ chữ Lê (họ Lê) vì tôi không liên quan gì đến họ Lê. Hay chẳng hạn chữ "tửu" tôi cũng nhớ rõ do hồi bé tôi xem phim Tàu thấy có chữ này hay viết ở biển hiệu mấy tiệm rượu, hồi ấy tôi chưa học hành gì cả nhưng đã ấn tượng và ghi nhờ chữ này rồi. Tôi chơi cờ tướng nên mẫu chữ pháo, sỹ, tốt, tướng đều nhớ được.
+ 40% số chữ không thuộc loại trên nhưng thông qua học tập mà ghi nhớ được tương đối dễ dàng, không phải là gánh nặng lớn, ghi nhớ được cả đọc Chẳng hạn chữ 高成打周化耳.
+ 35% là những chữ nhớ mang máng, biết đọc, nhìn thấy thì nhận ra nhưng viết lại thì không viết được.
+ 10% còn lại là những chữ biết mù mờ kiểu như không biết đọc, không viết được nhưng đoán ra dựa vào nền tảng kiến thức, dựa vào văn cảnh hoặc từ vô thưởng vô phạt không ảnh hưởng khi gặp.
Vốn chữ Hán rộng hẹp thì mỗi người mỗi khác, tỷ lệ các nhóm trong vỗn chữ đã biết như trên bạn có thể tự khảo sát với chính mình, cũng là một việc thú vị. Bạn chọn một văn bản bất kỳ (ở đây ta chỉ nói về vấn đề khảo sát biết chữ Hán, còn có hiểu được nội dung, biết hết tất cả các nghĩa, các từ vựng liên quan không thì là chuyện khác). Đem văn bản đấy ra, loại bỏ những chữ bạn không biết, còn những chữ biết bạn xếp vào 5 nhóm trên xem.
Quay lại vấn đề chính, tôi muốn học 3000 chữ Hán để đi thi HSK, mỗi ngày tôi có gắng học 5 chữ mới và một vài từ xây dựng liên quan. Mục tiêu của tôi là cấp 7, tôi nghĩ học khoảng 2500 chữ là ổn, vỗn từ cũ của tôi khoảng 1000 chữ, cần học thêm 1500 chữ (cả chữ mới tinh và chữ nhớ mù mờ cần ôn lại). Thì khoảng 1 năm sau sẽ đủ. Tất nhiên phần từ vựng chỉ là một nội dung nhỏ trong kế hoạch ôn tập mỗi ngày. Tôi mời mọi người học cùng tôi. Phương pháp tôi lựa chọn là tìm từ nguyên và điển trương xác đáng để ghi nhớ.
Ta bắt đầu 5 chữ hôm nay:
1. Chữ 殖 zhi2, to grow, reproduce, thực, 殖民, 繁殖, 生殖 Thực dân, phồn thực, sinh thực
Chữ Thực này khá giống với chữ thực 植 trong thực vật, tức là có chữ 直 chỉ âm. Chữ 歹Dǎi mang nghĩa xấu, tệ. Kể ra thì hơi kỳ cục vì từ này mang nghĩ sinh sôi nảy nở.
2. Chữ 颤 Chàn, chữ này phồn thể chỉ khác mỗi bộ 页-頁.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét