1. Burning the candle at both ends
Làm việc ngày đêm, làm việc liên tục không ngưng nghỉ.
You’re young and you should burn the candle at both ends to succeed. (Bạn còn trẻ và bạn nên làm việc ngày đêm để thành công.)
Thành ngữ này xuất hiện vào thế kỷ 17 ở Pháp, nó còn có một nghĩa là tiêu xài tài sản một cách hoang phí. Nhưng ngày nay nó được dùng với ý nghĩa tích cực hơn.
2. Frog in your throat
Ý nghĩa: Diễn tả trạng thái cổ họng đau rát, khó chịu khi bị cảm cúm.
Vào thời Trung Đại, nếu bạn mắc cảm cúm thì các bác sĩ sẽ lập tức nhét con ếch vào miệng bạn theo đúng nghĩa đen! Bởi lẽ khi đó họ tin rằng ếch có khả năng hấp thu hết bệnh tật, khiến bạn khỏe khoắn trở lại.
3. Let the cat out of the bag
Để con mèo ra khỏi túi - vô tình khiến bí mật bị lộ ra, lỡ miệng nói ra bí mật.
Ví dụ: I was trying to keep the party a secret, but Mai went and let the cat out of the bag. (Tôi cố giữ bí mật bữa tiệc, nhưng Mai đã tới và khiến mọi việc bị lộ ra)
4. By hook or by crook
Bằng đủ mọi cách, trăm phương nghìn kế.
Ví dụ
A: How can I accomplish the errand?
B: As you know, the end justifies the means, so you should carry it out by hook or by crook
- Làm thế nào để tôi đạt được mục đích?
- Bạn biết đấy, cách làm không quan trọng mà kết quả quan trọng nhất, vì thế bạn phải tính trăm phương nghìn kế để thực hiện điều bạn muốn
5. Fly off the handle
Thành ngữ diễn tả trạng thái "giận mất khôn".
Ngày xưa, những chiếc rìu thường có phần lưỡi không được gắn chặt vào phần cán. Bởi vậy khi dùng rìu để chặt, phần lưỡi sẽ dễ dàng bị văng đi hướng khác.
6. Cat got your tongue
Mèo cắn mất lưỡi của cậu rồi à?
Nếu ai đó hỏi "The cat has got your tongue?", họ muốn biết vì sao bạn lại im lặng trong khi họ nghĩ đáng nhẽ ra bạn phải nói gì đó. Trước đây câu thành ngữ này thường dùng cho những bé con bị bố mẹ tra hỏi sau khi chúng vừa làm điều gì nghịch ngợm, nhưng giờ thì nó được dùng trong những trường hợp chung chung khi một người ‘ngậm hột thị’.
Có một vài truyền thuyết lý giải nguồn gốc của câu thành ngữ này. Một truyền thuyết cho rằng nguồn gốc của nó là một hình phạt cổ xưa: kẻ nói dối sẽ bị cắt lưỡi vứt cho mèo ăn! Một truyền thuyết khác bắt nguồn từ thời Trung cổ khi phù thủy là nỗi sợ hãi khủng khiếp và thường bị xử tử hình. Người ta tin rằng nếu bạn chẳng may bạn nhìn thấy một phù thủy, con mèo của mụ ta sẽ làm thế nào đó chiếm quyền điều khiển lưỡi của bạn và bạn sẽ không thể kể về việc mình đã phát hiện ra mụ.
7. Turn a blind eye
Nghĩa là "nhắm mắt làm ngơ" để ám chỉ rằng một người biết rất rõ sự thật nhưng lại làm như không có sự thật đó tồn tại.
Ví dụ: Many people turn a blind eye to the crime. (Rất nhiều người nhắm mắt làm ngơ trước tội ác).
Thành ngữ này gắn liền với một câu chuyện lịch sử của người anh hùng huyền thoại hải quân Anh – Horatio Nelson. Trong trận Copenhagen năm 1801, đội tàu của Nelson đã bị tấn công bởi một đội tàu lớn của liên quân Đan Mạch – Na Uy. Khi một viên tướng cao cấp của ông báo cáo và nhất quyết cho rằng cần phải rút lui nhưng Nelso đeo cái ống nhòm bên mắt bị kém của ông và tuyên bố rất quả quyết rằng: "Tôi chả thấy dấu hiệu nào như thế cả". Kết quả là ông có một trận chiến thắng lợi. Một số sử gia không thừa nhận câu chuyện trên và cho rằng nó chỉ là một huyền thoại nhưng câu thành ngữ "turn blind eye" – "nhắm mắt làm ngơ" chính là có xuất phát từ câu chuyện này.
8. Under the weather
Không khỏe có thể dùng để nói về bệnh, hoặc chỉ là cơn mệt mỏi.
Nếu ai đó được nói là 'under the weather' tức là họ đang trong tình trạng không khỏe mạnh.
Thành ngữ này được cho rằng xuất phát từ những con tàu cũ. Có hai hướng giải thích như sau:
Một số từ điển cho rằng trước đây, khi thủy thủ đoàn thấy không khỏe, anh ta sẽ được đưa xuống dưới để nghỉ ngơi hồi phục dưới boong tàu và tránh xa ảnh hưởng của thời tiết.
Một lý giải khác khá thú vị về cụm từ 'under the weather' đó là trên tàu, người ta có một bản ghi chép những hành khách thấy không khỏe trên tàu. Nếu số lượng người không khỏe trên tàu vượt quá khoảng trống trên tờ giấy ghi chép đó thì người ta sẽ liệt kê tiếp vào phần giấy trống được dùng để ghi chú về tình hình thời tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét