Lịch sử và cách cấu tạo chữ Nôm 字喃

Theo giả thiết, từ khi quân phương Bắc đánh Việt Nam, nhưng chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không tồn tại trong Hán văn. (Triệu Đà 257 TCN - 137 TCN) chiếm được Âu Lạc năm 208 TCN)
Image result for chữ nôm hình thành khi nàoSong có ý kiến lại cho rằng chữ Nôm có từ thời cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Dựa vào hai chữ 佈蓋"bố cái" trong cụm từ 佈蓋大王"Bố Cái đại vương" cùng có người lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ 8. Có ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ"(cái lưới to) trong quốc danh 大罛越 "Đại Cồ Việt" để đoán định chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng. Trong một số nghiên cứu những năm 90 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt  bắt nguồn từ thời Đường-Tống thế kỷ 8-9. Nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống, thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi hình thành cách đọc Hán Việt mà chỉ có thể ra đời sau thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền. 

Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. 


Cấu tạo chữ Nôm có thể chia thành:
1-Chữ Nôm vay mượn: Đây là loại chữ Nôm mượn chữ Hán để đọc âm Nôm. Loại này có thể chia nhỏ ra làm 6 loại.
ghi tiếng Hán việt như chữ 學 (học);
ghi âm Hán cổ như chữ 房 buồng (phòng);
ghi âm Việt cổ như 馬 mựa (mã);
mượn nghĩa như 而 mà (nhi);
mượn âm chính xác như 半 (bán);
mượn âm đọc chệch như 固 có (cố).
2- Chữ Nôm tự tạo: Đây là loại chữ do người Việt mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nôm. Loại này chia thành 5 loại nhỏ.
mượn chữ Hán thêm dấu phụ để đọc âm nôm như 乃 nảy (nãi);
mượn hai âm của chữ Hán để tạo chữ Nôm như 禥 sang (cự + lang);
mượn nghĩa của hai chữ Hán để suy đọc âm Nôm như mệt (亡 vong: mất + 力 lực: sức; mất sức nên mệt);
mượn một chữ Hán biểu âm, một chữ Hán biểu nghĩa ghép lại để đọc âm Nôm như 鎼 mở (美 mỹ (âm) + 開 khai (mở));
chữ Nôm do chữ Hán viết giản thể rồi đọc theo nghĩa của chữ Hán như chữ 乄 (làm) vốn từ chữ 為 vi (làm) của chữ Hán.

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: càng về sau các tác phẩm viết bằng chữ Nôm càng có xu thế tăng dần loại chữ tự tạo và giảm dần loại chữ nôm vay mượn chữ Hán, Thống kê, tỷ lệ loại chữ Nôm vay mượn chữ Hán ở các thời kỳ như sau: Thế kỷ XV 89,5%, Thế kỷ XVIII 87%, Thế kỷ XVIII-XIX 80%. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến